Image default
Công nghệKinh nghiệm

7 sai lầm quản lý phổ biến khi quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ

Sai lầm quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ là điều đã được cảnh báo qua nhiều bài học kinh nghiệm của các doanh nghiệp đi trước. Tuy nhiên việc hiểu và ứng dụng được chúng vào tình hình thực tế của mỗi doanh nghiệp lại là một câu chuyện không phải ai cũng làm được.

Quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp không ít những khó khăn do hạn chế về tiềm lực tài chính và quy trình quản lý. Hiện nay câu chuyện quản trị doanh nghiệp là vấn đề được các nhà quản trị quan tâm, đặc biệt là các công ty, xí nghiệp có quy mô nhỏ.

Thực tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã quản trị doanh nghiệp như thế nào và thường mắc những sai lầm gì?

7 sai lầm quản lý phổ biến khi quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ
7 sai lầm quản lý phổ biến khi quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ

Sai lầm quản lý – Sai lầm trong lưu động và quản lý vốn

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường bị hạn chế về khả năng tài chính.

Theo số liệu tổng cục thống kê, số vốn đăng ký của các doanh nghiệp vừa và nhỏ dưới 5  tỷ đồng. Do đó, việc doanh nghiệp vừa và nhỏ thường gặp khó khăn trong việc huy động vốn. Dòng vốn của các doanh nghiệp chủ yếu đến từ việc vay mượn người thân, học hàng bởi các ngân hàng chưa tin tưởng vào khả năng tài chính của các doanh nghiệp để cho vay vốn.

Việc sai lầm trong quản lý doanh nghiệp của nhà quản trị xuất phát từ việc quản lý vốn không hiệu quả. Tình trạng chi bội thu diễn ra nhiều do năng lực quản lý của doanh nghiệp bị hạn chế dẫn đến lãng phí trong nhập nguyên vật liệu, thời gian làm việc nhân viên, chi phí tài sản cố định, chi phí mua sắm ngoài…

Nguồn lực về vốn hạn chế song quản lý vốn trong doanh nghiệp lỏng lẻo là nguyên nhân chính dẫn đến các doanh nghiệp thường làm ăn thua lỗ, khó mở rộng được thị trường.

7 sai lầm quản lý phổ biến khi quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ

Sai lầm quản lý – Doanh nghiệp quản lý dữ liệu không khoa học

Thời đại “công nghệ số” kéo theo hành vi trộm cắp thông tin diễn ra khá phổ biến. Công việc quan trọng hàng đầu của nhà quản trị là tăng cường hệ thống bảo mật dữ liệu của doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp bảo vệ thông tin bằng cách sao lưu dữ liệu sang nhiều thiết bị khác nhau. Tuy nhiên hiện nay để bảo vệ thông tin các doanh nghiệp thường sử dụng phần mềm quản lý thông tin vào công tác quản lý.

Việc sử dụng phần mềm quản lý giúp doanh nghiệp lưu trữ hồ sơ, dữ liệu một cách khoa học và lâu dài hơn, công tác tìm kiếm dữ liệu trở nên đơn giản hơn chỉ bằng một cái chạm.

Sai lầm quản lý – Không chú trọng công tác lập kế hoạch

Việc lập kế hoạch giúp doanh nghiệp thực hiện các công việc cũng như phân bổ nhân sự nhanh chóng, hợp lý hơn. Lập kế hoạch khoa học sẽ giúp doanh nghiệp chuẩn bị phương án đề phòng rủi ro.

Có thể thấy, công tác lập kế hoạch trong quản lý doanh nghiệp hiện nay chưa thật sự hiệu quả đặc biệt các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Để khắc phục tình trạng đó một số doanh nghiệp đã áp dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp để công việc lập kế hoạch cũng như quản lý trở nên khoa học hơn.

7 sai lầm quản lý phổ biến khi quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ

Sai lầm quản lý – Kỹ năng làm việc nhóm

Một “đội nhóm” mạnh là tiềm lực giúp doanh nghiệp quy mô nhỏ có thể mở rộng thị trường và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Nhà quản lý giỏi là người có thể phát huy hết khả năng, điểm mạnh từng thành viên và dung hòa các ý kiến của các nhân viên trong công ty và đưa ra quyết định quản lý. 

Trên thực tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chú trọng nhiều đến “kết quả” mà bỏ qua “quá trình”. Tuy nhiên “giục tốc bất đạt”, doanh nghiệp muốn kinh doanh doanh hiệu quả buộc phải có một đội nhóm và quy trình quản lý đủ mạnh.

7 sai lầm quản lý phổ biến khi quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ

Sai lầm quản lý – Sai lầm trong quản lý nhân sự

Công tác quản trị nhân sự tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường mang tính chất “cảm tính” chưa xây dựng mô hình quản lý chuyên nghiệp tuân theo một quy chuẩn nhất định.

Đặc biệt một số chủ doanh nghiệp có số lượng nhân viên dưới 50 người thường bỏ qua các quy định về luật lao động. Với suy nghĩ doanh nghiệp quy mô còn nhỏ nên các cơ quan quản lý không rà soát đến dẫn tới tình trạng thực thi luật một cách chống chế, thiếu kỷ luật.

Bên cạnh đó, chế độ thưởng phạt trong quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thiếu tính “công bằng” hoặc chưa được chú trọng.

Một sai lầm trong công tác quản lý nhân sự là tuyển dụng người nhà. Đây là điều không sai nếu như họ thật sự là những người có năng lực và phù hợp với vị trí công việc. Tuy nhiên nếu người nhà của ban quản lý không phù hợp sẽ khiến hiệu quả công việc giảm sút. Kéo theo đó, nhà quản trị gặp rắc rối khi sa thải họ và ảnh hưởng đến mối quan hệ cá nhân.

Sai lầm quản lý – Chăm sóc khách hàng thiếu chuyên nghiệp

Marc Onetto – cựu phó chủ tịch điều hành toàn cầu và dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Amazon đã từng khẳng định: “Làm những điều tốt cho khách hàng và họ sẽ tạo ra lợi ích cho chúng ta.”

Thực tế đã chứng minh doanh nghiệp chăm sóc tốt khách hàng sẽ duy trì được tập khách hàng trung thành và có cơ hội thu hút thêm khách hàng tiềm năng.

Do các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tiềm lực vốn hạn chế nên các doanh nghiệp này thường bỏ qua bước chăm sóc khách hàng hoặc chăm sóc qua loa làm mất lòng tin người tiêu dùng.

Doanh nghiệp cần xây dựng cho đội ngũ nhân viên:

  • Tính kiên nhẫn: Khách hàng không phải ai cũng dễ tính, do vậy nhân viên chăm sóc khách hàng đầu tiên phải rèn được tính “kiên nhẫn”
  • Khả năng chủ động ứng phó trước những tình huống thực tế
  • Khả năng đáp ứng mong muốn của khách hàng. Đây là kỹ năng đòi hỏi nhân viên phải thấu hiểu mong muốn, suy nghĩ, sở thích của khách hàng để cung cấp đúng điều mà khách hàng cần tránh lan man.
7 sai lầm quản lý phổ biến khi quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ

Sai lầm quản lý – Không áp dụng khoa học công nghệ vào quản lý doanh nghiệp

Thời đại công nghệ số – không áp dụng khoa học công nghệ có là sự thiếu sót?

Có thế thấy, xu hướng ứng dụng khoa học công nghệ đang được chú trọng vào tất cả các ngành, nghề. Công tác quản lý là một công việc đặt ra nhiều thách thức bởi khối lượng công việc dày đặc, nhân viên khó kiểm soát, dữ liệu thông tin chồng chéo qua các năm. Vì vậy, quản lý là lĩnh vực cần ưu tiên hàng đầu trong áp dụng công nghệ.

Phần mềm quản lý doanh nghiệp AppPos  là sự lựa chọn thông minh giúp các doanh nghiệp khắc phục những sai lầm nêu trên về chi phí, nhân sự, quy trình bán hàng… AppPos là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp trong việc quản lý nhân sự, quản lý công việc /dự án, quản lý nội bộ và quản lý quan hệ khách hàng.

Xem thêm: 6 kỹ năng quản lý cần thiết cho nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ

Xem thêm: 7 sai lầm quản lý phổ biến khi quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ

Related posts

La Gi – điểm đến mới trên bản đồ du lịch Việt Nam

Thanh Nhân

Body shaming là gì và làm gì nếu bạn là một nạn nhân?

Thanh Nhân

12 kỹ năng quản lý nhân sự

Manh Des

Leave a Comment