1. Gia cảnh và chất lượng cuộc sống gia đình của người ấy
Các thành viên trong gia đình có gần gũi nhau không?
Đối xử với nhau thế nào? Câu trả lời cho những câu hỏi như vậy có thể đem lại dự đoán khá chính xác tính cách một người, cũng như cách họ xử sự trong một mối quan hệ tình cảm. Tâm quan trọng của gia đình từ bao lâu nay đã được các nhà khoa học khẳng định trong việc định hình nên con người của một đứa trẻ.
Vì vậy, nếu gia cảnh và chất lượng của mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình của hai người khác nhau, thì cách nhìn cuộc sống cũng như mối quan hệ giữa người với người trong xã hội của họ cũng sẽ khác nhau, từ đó rất khó để có thể duy trì được một mối quan hệ lành mạnh.
2. Những mối quan hệ trước đây của người ấy và lý do chia tay
Nghe người ấy kể về những mối quan hệ tình cảm trước đây của họ có thể cho bạn hiểu được thái độ của người ấy dành cho người khác giới thế nào, cũng như người ấy thực sự cần gì ở một người yêu. Anh ấy có biết tôn trọng phụ nữ không? Cô ấy có phải là một người phụ nữ hiện đại, biết chia sẻ áp lực với người yêu không, hay lại mặc định đàn ông luôn là người phải chu cấp hết?
Nếu người ấy có một trải nghiệm, một cái nhìn, một mong đợi méo mó hoặc phi thực tế ở một mối quan hệ tình cảm, bạn sẽ rất khó để có thể ở bên họ lâu dài.
3. Những bài học người ấy học được qua những trải nghiệm trong cuộc sống
Đành rằng có những trải nghiệm tiêu cực hoàn toàn không năm trong kiểm soát của chúng ta, nhưng chúng ta vẫn có thể kiểm soát góc nhìn của mình về cuộc sống.
Nếu người ấy lựa chọn nhìn vào chỉ những thứ tiêu cực, thì cái nhìn của họ về cuộc sống sẽ vô cùng tối tăm, từ đó rất dễ làm cho bạn cảm thấy bị chùng theo. Cũng có những người có cái nhìn quá mơ mộng, quá lý tưởng vào cuộc sống, làm cho cách sống của họ không thực tế và dễ bị lợi dụng. Lại có người nhận được bài học rôi nhưng từ chối thừa nhận trách nhiệm về mình, và lần tới lại cứ cắm đầu vào vết xe đố.
4. Đạo đức, giá trị, và những quan điểm trong cuộc sống
Đây có thể nói là những điều cốt lõi của một người, mà nếu có sự bài xích ở đây, hai người cần rất nhiều nỗ lực thì mới có thể hòa hợp được. Ở nhiều trường hợp, sự khắc nhau trong 3 điều này có thể dẫn tới chia tay. hãy trao đổi sớm về những giá trị cốt lõi này để sớm xem xem hai người có thể dung hòa không nhé.
5. Thái độ của người ấy về tình yêu, sự cam kết lâu dài, và giao tiếp
Những điều này mà trái ngược nhau thì không khó để tưởng tượng ra những cãi vã triền miên trong quá trình yêu nhau. Ví dụ một người coi tình yêu cứ được tới đâu hay tới đấy, vừa cãi nhau phát thì đòi chia tay, dễ dàng nhảy từ người này sang người kia, không muốn bị gò bó, còn người kia thì khi yêu luôn xác định lâu dài, luôn cố gắng để vun vén bồi đắp, muốn giải quyết mâu thuẫn để cùng nhau gắn bó. Nghe qua thôi là đủ thấy là nếu hai người tới với nhau, nhiều khả năng đó sẽ là mối quan hệ một chiều.
6. Những quan điểm về tâm linh, phong tục hay tôn giáo
Tâm linh và tôn giáo là hai vấn đề khá nhạy cảm và cũng là một trong những rào cản lớn nhất của một mối quan hệ. Ở VN, tôn giáo của một người thường được truyền lại giữa các thành viên trong gia đình. Vì vậy nếu hai người khác tôn giáo, nhiều khả năng họ sẽ phải chịu cả sức ép từ các thành viên trong gia đình của hai người nữa. Ngoài ra, những tập tục của hai tôn giáo mà trái nhau thì cũng rất khó để hai người có thể thay đổi cho hòa hợp.
7. Những thành tựu chuyên môn lẫn cá nhân
Khoa học cũng chứng minh rằng thành tựu hai người đạt được nên ở gần nhau, nếu không rất dễ tạo ra cảm giác xa cách, thậm chí đố ky. Điều này không chỉ đúng với trường hợp đàn ông có ít thành tựu hơn phụ nữ, mà đúng với cả chiều ngược lại.
Tóm lại, để có một mối quan hệ yêu đương hạnh phúc và lành mạnh, chúng ta cần dành thời gian tìm hiểu đối phương nhiều hơn, tránh vội vã hấp tấp nhảy vào lưới tình để cuối cùng gặt lại là những đau thương mất mát.
Cre: thanhxuantuoi30